Nói một cách đơn giản, mức độ mất thính lực của bạn được đo lường theo hai cách, đó là độ to của âm thanh nào đó ở khoảng cách gần có thể mà bạn nghe được và tần số nào khó nghe hơn đối với bạn (như giọng nói của phụ nữ có âm vực cao hơn so với giọng nói của đàn ông).
Mất thính lực rất phức tạp và khác biệt đối với từng người và nó thay đổi theo thời gian. Và bởi vì ngay cả mất thính lực nhẹ cũng liên quan đến suy giảm nhận thức, nên tất cả các mức độ mất thính lực nên được điều trị bằng máy trợ thính hoặc các biện pháp khác dù ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Nội dung bài viết
Cách đo độ lớn âm thanh
Độ to của âm thanh chủ yếu được đo bằng đơn vị gọi là decibel (dB). Ví dụ: đây là các mức decibel cho một số âm thanh phổ biến:
- Hơi thở: 10 dB
- Cuộc trò chuyện bình thường: 40-60 dB
- Máy cắt cỏ: 90 dB
- Buổi hòa nhạc rock: 120 dB
- Tiếng súng: 140 dB
Tiếp xúc kéo dài với âm thanh lớn hơn 85 dB có thể gây tổn hại cho thính giác của bạn; âm thanh ở mức 120 dB sẽ làm bạn cảm thấy không thoải mái và 140 dB là ngưỡng đau. Điều này được gọi là mất thính lực do tiếng ồn.
Một cách khác để đo âm thanh là tần số, hoặc cao độ. Tần số được đo bằng Hertz (Hz). Khi kiểm tra khả năng nghe, thông thường kỹ thuật viên sẽ đo trong phạm vi từ 250 Hz đến 8000 Hz vì nó bao gồm các tần số của giọng nói, phạm vi quan trọng nhất để giao tiếp.
Các mức độ mất thính lực
Khi đi thính lực, các chỉ số về dB và Hz cho biết mức độ mất thính giác của bạn ở mỗi tai.
- Mất thính lực rất nhẹ: Khi bạn mất thính lực ở mức độ này, bạn không thể nghe thấy âm thanh nhỏ hơn khoảng 15 đến 20 dB, chẳng hạn như thì thầm hoặc tiếng lá xào xạc. Mặc dù mức độ này nằm dưới ngưỡng mà hầu hết các bác sĩ lâm sàng kết luật mất thính giác ở người trưởng thành, tuy nhiên mức độ khiếm thính này vẫn có thể khiến việc nghe lời nói trở nên khó khăn. Trên thực tế, ở trẻ em, mức độ khiếm thính này thường được chỉnh định đeo máy trợ thính để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ.
- Mất thính lực nhẹ: Nếu các cuộc trò chuyện 1 – 1 đều ổn, nhưng bạn lại gặp khó khăn trong việc hiểu một số từ khi có nhiều tiếng ồn xung quanh, bạn có thể bị mất thính lực nhẹ. Về mặt kỹ thuật, nó được định nghĩa là bị mất thính lực từ 26 đến 40 dB ở tần số giọng nói.
- Mất thính lực trung bình: Ở cấp độ này, bạn thường yêu cầu mọi người lặp lại nhiều lần trong các cuộc trò chuyện qua mạng và trên điện thoại. Những người bị mất thính lực ở mức độ này không thể nghe thấy âm thanh thấp hơn 40-69 dB. Cả mất thính lực nhẹ và trung bình thường có thể được chỉnh định và có nghe hiệu quả với máy trợ thính tiêu chuẩn.
- Mất thính lực nặng: Nếu bạn không thể nghe người nói nếu không sử dụng máy trợ thính hoặc thiết bị khuếch đại khác, hoặc bạn có xu hướng dựa vào việc đọc môi để hiểu cuộc hội thoại, thì bạn có thể bị mất thính lực nghiêm trọng. Những người bị mất thính lực ở mức độ này không thể nghe thấy âm thanh thấp hơn 70-94 dB.
- Mất thính lực sâu, trầm trọng: Nếu bạn bị mất thính lực trầm trọng, bạn chỉ có thể nghe thấy những tiếng ồn lớn hoặc âm thanh rất to và cảm thấy khó hiểu các cuộc nói chuyện nếu không có máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử. Bạn có thể thích sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp hơn. Những người bị mất thính lực ở mức độ này không thể nghe thấy âm thanh thấp hơn 95 dB.
Vậy làm sao bạn biết được mình bị mất thính lực ở mức độ nào?
Vậy làm thế nào để bạn biết nếu bạn bị mất thính lực – và ở mức độ nào? Hãy đặt một cuộc hẹn với một chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ hoặc một trung tâm thính lực để được đo một cách chính xác.
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe thính giác sẽ thực hiện một loạt các bài kiểm tra thính giác. Kết quả của việc đánh giá được thể hiện trên thính lực đồ, biểu đồ của những âm thanh mà bạn nghe được trong quá trình kiểm tra. Dưới đây, một ví dụ về thính lực đồ của người bị mất thính lực tần số cao từ nhẹ đến trung bình. Như bạn có thể thấy, ngưỡng nghe ở mỗi tai không phải lúc nào cũng giống nhau.
Trong trường hợp này, người này không thể nghe thấy âm thanh cao (dải 4.000-8.000 Hz) trừ khi chúng khá to. Điều này sẽ làm cho việc nghe lời nói trở nên khó khăn. Mất thính lực tần số cao là một dạng mất thính lực khá phổ biến đối với những người bị mất thính lực liên quan đến tuổi tác. Một số người có thể khó khăn để nghe âm thanh tần số thấp và các dải âm thanh khác.
Dựa trên kết quả và thông tin về lối sống mà bạn chia sẻ, chuyên gia chăm sóc sức khỏe thính giác sẽ có thể đề xuất một quá trình điều trị, có thể bao gồm việc mua máy trợ thính và đăng ký vào các lớp trị liệu thính giác.